Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Truyện Phụ lòng người tôi yêu

Năm đó, anh là cậu con trai khôi ngô tuấn tú, quanh mình có nhiều cô gái theo đuổi. Mà anh cũng ở thế thượng phong: Gia đình khá giả, du học nước ngoài về, có gương mặt khiến các cô gái mê mẩn.

Trong số người mê anh, có cả chị. Chị mộc mạc như dòng nước suối: Dung nhan bình thường, mới học hết cấp ba, là nhân viên công ty. Nhưng ai có thể ngăn cản tình yêu của chị? Phụ nữ vây quanh anh không ai là không nổi trội hơn chị về nhan sắc, về cách ăn diện và trang điểm.

Không phải chị chưa bày tỏ tình cảm với anh. Chị từng lặng lẽ để lọ thuốc nhỏ mắt trên bàn làm việc của anh. Anh suốt ngày ngồi trước máy tính, chắc mắt phải khô và mỏi lắm, huống hồ anh lại đeo kính, rất cần thuốc nhỏ mắt.

Và những quả táo đỏ tươi, chị lén lút để trong ngăn kéo của anh. Anh biết là chị để vào đấy nhưng giả vờ không biết. Anh coi nhẹ chị, cho rằng chị với cành cao.

Anh mắc chứng đau nửa đầu, các cô gái theo đuổi anh cợt nhả: "Anh nhớ gái nhiều quá nên đau đầu chứ gì?". Mỗi chị quan tâm lo lắng: "Anh có đau lắm không? Quê em có bài thuốc dân gian chữa đau nửa đầu hay lắm".

Chị xin nghỉ phép về quê.

Quê chị có vô vàn hoa sen. Chục ngày hết phép chị trở lại công ty, mang theo một chiếc gối. Chị tìm đến anh nói, trong gối toàn cánh hoa sen thơm ngát. Hoa sen hái về đem phơi khô, cho thêm ít lá sen nhồi thành gối. Tối ngủ anh gối lên nó có thể chữa khỏi chứng đau nửa đầu. Bài thuốc dân gian này mẹ em nói cho em biết đấy.

Anh kinh ngạc, trời ơi, thế lauxanh vungtrom giaitrisex
thì cần bao nhiêu hoa sen?

Chị cười, anh nói đúng quá, cần rất nhiều! Mặt hồ nhà em nhận khoán nhiều hoa sen lắm. Em và mẹ chèo thuyền ra hồ hái hoa sen đem về phơi khô. Vỏ gối làm bằng vải thổ cẩm thượng hạng quê em. Tấm vải thổ cẩm này em cất giữ nhiều năm rồi. Em chỉ mong anh thích chiếc gối này.

Phụ lòng người yêu, Tình yêu - Giới tính, Bạn trẻ - Cuộc sống, tinh yeu, chuyen tinh yeu, moi tinh dau, hanh phuc, yeu thuong, ban tre, gioi tre, bao, ban tre cuoc song, gioi tre

Vậy là cuối cùng, anh đã phụ lòng một cô gái (Ảnh minh họa)

Nghe chị nói, anh cảm thấy trong người trào dâng niềm xúc cảm mơ hồ, một cô gái tốt bụng! Cô yêu mình, thương mình như thế! Nếu cô tốt nghiệp đại học, nếu cô xinh xinh một tý thì tuyệt vời biết bao! Trong đầu nghĩ thế nhưng tay anh đã quàng qua vai cô ôm xiết vào lòng, đặt đôi môi nóng bỏng của mình lên đôi môi mọng như hạt nho của chị. Ban đầu chị hơi sững sờ, rất nhanh, chị áp sát vào ngực anh, hai má đỏ bừng, hai mắt nhắm lại tận hưởng niềm hạnh phúc đang lan tràn khắp cơ thể.

Cám ơn! Anh không ngừng nói lời cám ơn. Lời nói tưởng chừng khách sáo ấy kéo hai tâm hồn sít lại với nhau. Chị sung sướng thốt lên, em chỉ mong anh khỏi chứng đau nửa đầu.

Hai người bắt đầu hẹn hò từ đấy.

Một thời gian sau, chứng đau nửa đầu của anh khỏi thật. Chiếc gối tỏa mùi hương thơm ngát kia anh không gối nữa, vì anh không cưỡng lại nổi sự quyến rũ của một cô gái xinh xắn. Anh muốn quên chị và cứ mỗi lần gối lên nó anh lại nghĩ tới chị.

Một bác trong công ty nói với chị, bác nghe nói anh ấy yêu một cô gái ở công ty nhà đất, hai người sắp tổ chức cưới. Chị lặng người, lòng đau như cắt.

Chị bỏ việc sang một công ty khác. Chị lặng lẽ ra đi, trước khi đi, chị gửi tin nhắn cho anh. Anh định trả lời nhưng lại thôi, anh sợ chị quấn lấy anh không rũ ra được sẽ ảnh hưởng đến lễ thành hôn sắp tới. Rốt cuộc, anh chỉ nghĩ đến bản thân mình.

5 năm sau, anh thất bại trong hôn nhân. Anh thường nghĩ đến chị.

Cô ấy còn ở thành phố này không? Cô ấy sống có hạnh phúc không?

Cái duy nhất còn lại của chị, là chiếc gối hoa sen. Anh lấy gối ra, tháo vỏ gối định đem đi giặt.

Cánh hoa sen rơi lả tả, anh hết sức kinh ngạc.

Trong hoa sen có mảnh giấy vàng úa.

Trên đó là nét chữ mềm mại của chị: "Em rất yêu anh, em nguyện cùng anh đi hết cuộc đời!".

Lòng anh như tảng băng trên sông rạn nứt. Một cô gái tốt yêu anh say đắm như vậy mà anh thờ ơ, anh ruồng bỏ. Đến lúc này, anh mới bừng ngộ: Cô ấy chính là người xứng đáng nhất với anh.

Bằng mọi cách, anh dò ra tung tích của chị. Anh tìm đến nhà chị.

Chị mới có thai. Chị ngồi trên ghế ở ban công, tươi cười, an nhiên và ngọt ngào. Chị nói, từ anh, em học được tình yêu. Từ anh, em biết yêu có nhiều kiểu. Có lúc, yêu chỉ là công việc của một người.

Anh lặng thinh. Anh nói dối chị rằng, anh sống rất ổn thỏa, mọi cái ở anh đều ổn. Chị bảo chị mừng cho anh, chị luôn luôn cầu Phật phù hộ cho gia đình anh luôn đầm ấm vì anh là mối tình đầu của chị.

Chiều hôm ấy, hai người ngồi nói chuyện với nhau rất lâu. Anh và chị bây giờ là hai vũng nước trong vắt không có cá. Trong tâm trí anh có thêm một cái nốt ruồi. Nốt ruồi đó chính là chị.

Trở về nhà, anh nhìn đống hoa sen dưới đất và cản thận gấp mảnh giấy vàng úa cất vào tủ. Anh đã phụ lòng một cô gái, anh không muốn phụ lòng mình.

Rồi anh tục huyền. Anh biết thương hương tiếc ngọc. Vợ anh hỏi, sao anh chiều vợ thế? Anh cười, ôm vợ vào lòng, thương người mình yêu có lúc là thương chính bản thân mình. Thương vợ nhiều hơn lòng anh sẽ ít đau hơn.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Làm sao để mong em tha thứ

Một buổi chiều, chợt thằng bạn thân gọi điện: "Mày có còn nhớ ai tên là BN không? Em ấy bảo là người yêu cũ của mày. Em ấy đang chat với tao trên fb và hỏi cho số điện thoại của mày. Mày đồng ý thì tao mới cho".

Tim tôi chợt rộn ràng hẳn lên, bảo thằng bạn đưa số của mình cho em ngay.

Cũng phải đến 7 năm, vài tháng và kha khá ngày rồi - một khoảng thời gian không dài đối với cuộc đời của 1 con người.... nhưng lại khá dài với 1 con tim vẫn mãi in dấu bóng hình em. Vẫn là nụ cười tỏa nắng, vẫn là khuôn mặt xinh đẹp, vẫn là hình dáng khá chuẩn của 1 người con gái cao 1,63 mét. Vẫn là 1 đôi chân thon dài đạt mẫu chuẩn khiến tôi từng một thời si mê và điên đảo con tim. Vẫn là 1 cô gái thông minh và nhí nhảnh…

Và cho đến tận giờ, tôi chưa bao giờ quên được: Những nụ hôn dài bất tận của các buổi tối thơ mộng và lãng mạn trên con đường tình yêu với Hồ Tây yên bình. Những cái cọ má - môi đầy tình tứ khi tôi lang thang đưa em dạo phố khi mùa thu đến. Những con đường thơm mùi hoa sữa làm em si mê.

Cho đến giờ tôi vẫn không sao lý giải được: Tại vì sao em và tôi lại chia tay? Tôi tự hỏi rất nhiều lần nhưng không sao trả lời được. Không phải gia đình tôi cấm đoán, cũng không phải gia đình em không đồng ý. Không phải em phản bội hay tôi chưa bao giờ nghĩ ai sẽ thay thế em.

Tôi từng nghĩ ngợi và đau khổ nhiều. Tôi nghĩ phải có 1 lý do nào đó chứ. Hay tại vì tôi quá yêu em, muốn độc chiếm em làm của riêng của tôi. Nhưng tại bởi tôi yêu em hơn chính bản thân mình. Nhưng lý do gì đi nữa cũng không thể phủ nhận được tôi và em thực sự đã chia tay chỉ bởi những cơn giận hờn ghen tuông vô lý.

Có lẽ là vậy vì lúc ấy tôi còn quá trẻ. Phải chi cái suy nghĩ ngày ấy được như bây giờ thì mọi chuyện đã tuyệt vời biết bao. Thật đáng tiếc.

Trên đời này không có bán thuốc hối hận. Tôi đã từng rất hận bản thân mình. Nếu có thuốc hối hận, có lẽ tôi sẽ có cơ hội 1 lần nữa có được em khi 1 thời gian sau đó em gọi điện cho tôi nói rằng em sắp lấy chồng. Tim tôi nhói đau và giọng thì khàn đặc đi.

Tôi nói rất nhiều nhưng có lẽ chỉ nhớ mang máng rằng: gia đình anh lúc này đang khó khăn, bản thân anh mới ra trường cũng đang rất khó khăn. Nếu chúng ta vẫn còn yêu nhau thì anh cũng không biết mấy năm nữa mới có thể cưới được em. Có lẽ em không yêu người ấy như tôi nhưng tôi tin là nếu em lấy người đàn ông đó thì sẽ tốt hơn cho em lúc này…

Thật là óc chó mà... Lẽ ra lúc đấy tôi phải gào lên rằng: “BN, anh yêu em. Em là cô gái tuyệt vời nhất của cuộc đời anh. Đừng bỏ anh lấy người khác. Anh sẽ cố gắng để chứng minh với em rằng anh mới xứng đáng là người đàn ông của em…”.

7 năm, vài tháng và vô số ngày đã trôi qua. Có lẽ em không bao giờ nghĩ được cho đến tận bây giờ tôi vẫn yêu em thật nhiều. Đã 7 năm trôi qua nhưng đến giờ tôi vẫn chưa dẫn thêm 1 người con gái nào khác ngoài em về ra mắt bố mẹ và tự hào nói rằng đây là người con gái tuyệt với nhất của đời con. Và đây sẽ là 1 cô con dâu thảo hiền dành cho bố mẹ.

Sau khi chia tay em, tôi cũng đã trải qua vài mối tình với những khoảng thời gian khác nhau. Dài có, ngắn có nhưng khi gia đình gợi ý dẫn về ra mắt thì tôi vẫn khất và trì hoãn với những lí do khác nhau.

Bởi vì lời hứa hẹn tôi chỉ thực sự dẫn cô gái nào về ra mắt khi cảm thấy rằng đó mới chính là vợ của cuộc đời mình. Lời hứa hẹn dành cho em ngày ấy còn chưa thực hiện được tôi nào dám hứa hẹn dẫn ai về ra mắt đây?

Tôi vẫn nhớ mãi về 1 cái đêm mưa gió đầy biến cố ấy. Đó là một ngày mùa đông rét buốt và mưa tầm tã nhưng tôi vẫn cố đứng dưới hiên nhà chú của em chỉ để xem em đã tắt đèn đi ngủ chưa rồi mới yên tâm về nhà. Để rồi vài ngày sau đó khi chúng tôi gặp nhau, em nói rằng: “Bố em hỏi con có tin thằng đấy không?”.

Tôi đã nhìn sâu vào mắt em, thấy em tràn ngập mong chờ và 1 niềm tin mù quáng dành cho tôi. Tim tôi như thắt lại. Lúc đó tôi hứa với lòng mình sẽ mãi yêu và che chở cho em suốt cuộc đời này, không ân hận, không hối tiếc.

Dường như tôi đã không thực hiện được lời hứa ấy và nó mãi khiến tôi đau đớn, trăn trở mỗi khi nghĩ về em.

“Giờ thì anh hứa để làm gì, cũng không để làm gì...”. Thật đau xót khi thốt lên lời này bởi vì em giờ đã thuộc về kẻ khác. Kẻ tôi từng biết rằng dù hắn có trồng cây si đến thế nào đi nữa cũng không thể cướp được em khỏi tay tôi.

Nhưng mấy ai biết được chữ ngờ. Kẻ đó chẳng những có được em và giờ còn được danh chính ngôn thuận là chồng em mà lẽ ra vị trí đó là của tôi.

Giờ thì bé con nhà em cũng đã được 5 tuổi. Em còn nói nó giống bố nó như đúc. Thật đáng tiếc cho bé Cún nếu nó giống em thì tốt hơn bởi tôi nhớ không nhầm thì kẻ đó rất chi là xấu trai nhé.

1 giờ 35 phút là thời gian cuộc gọi dài nhất của tôi sau hơn 7 năm. Và kỉ lục đó lại được xác lập bởi em. Chưa có 1 cô gái nào tôi dành cho 1 cuộc đàm thoại dài như vậy. Hình như người được tôi đàm thoại dài nhất chỉ chưa đến 20 phút, mà thậm chí không được ấy chứ.

Rồi lại thêm 40 phút nữa chỉ sau cuộc gọi đầu, sau hơn 7 năm chúng tôi mới thực sự liên lạc với nhau. Tít tít tít, tin nhắn tài khoản của quý khách đã hết tiền. Mời quý khách vui lòng nạp thêm.

Lại thêm 1 kỉ lục nữa dành cho tôi cũng sau hơn 7 năm. Buôn chuyện với em cũng cần tiền đấy chứ. Tôi đành lôi nốt sim 2 ra nhắn tin cho em: "Stop ở đây nhé, rảnh nói chuyện tiếp...".

Tôi cũng không dám nói rõ vì sợ chồng em lại tìm tôi tính sổ thì tội nghiệp truyen sex doc truyen sex hinh sex lau xanh anh ấy lắm. Bởi tôi cũng đang rất muốn nói chuyện đàn ông với anh ấy đấy. Chỉ cần hắn đối xử không tốt với em là tôi đây danh chính ngôn thuận nói chuyện hàn gắn luôn và ngay đấy.

20 phút sau em lại gọi và nào mình cùng nhau buôn chuyện. Em có biết là em rất không nên khuyên nhủ và bảo tôi nên thế này nên thế kia không. Bởi tôi đang rất nhạy cảm. Tôi thấy cõi lòng thật ngọt ngào khi đã rất lâu rồi không được nghe em nói như vậy.

Cũng có vài cô hay khuyên tôi phải thế này thế kia lắm, nhưng hình như tôi càng thêm ghét. Chỉ có em vẫn mãi là ngoại lệ. Chỉ cần là lệnh của em, tôi luôn chấp hành tuyệt đối và vô cùng tự hào sung sướng. Lạ thế chứ! Đúng là chỉ có mỗi BN của tôi mới làm được điều ấy nhỉ?

Tôi thực sự rất mong chờ sáng thứ 2 gặp mặt vô cùng. Tôi không biết tình cảm của em giờ dành cho tôi được bao nhiêu. Khi chúng tôi hẹn nhau cà phê, tôi cũng chỉ mong được gặp lại thêm 1 - 2 tiếng đồng hồ là đã mãn nguyện lắm. Vậy mà em nói là cả ngày khiến tôi thực sự vô cùng bất ngờ.

Em có thực sự tin rằng, tôi từng tâm sự với 1 người bạn: Nếu gặp lại em và chỉ cần em đồng ý li dị chồng là tôi rất sẵn lòng đón nhận em, thậm chí cả con gái nhỏ của em. Thậm chí tôi không dám nói rằng, tôi sẵn lòng hi sinh không sinh con với em để toàn tâm toàn ý coi con em như con mình. Bởi vì tôi yêu em.

Và nếu xảy ra trường hợp chọn em và con thì tôi sẽ chọn em bởi vì cả cuộc đời này tôi chỉ cần có em, chỉ mỗi em mà thôi. Nếu như em bảo rằng nếu tôi đã có gia đình thì anh có làm thế không thì tôi cũng rất khó trả lời em. Nhưng nếu thực sự có gia đình có lẽ anh sẽ lựa chọn gia đình mà đành chôn chặt bóng hình em trong sâu thẳm con tim.

Nhưng rất tiếc, đấy chỉ là nếu bởi vì tôi vẫn chưa lập gia đình và lòng vẫn còn hoài niệm về em. Tôi cũng rất phân vân liệu có nên tag những lời yêu thương này lên facebook của mình để em hiểu là tôi vẫn còn yêu em biết nhường nào. Nhưng tôi đã không dám bởi vì tôi sợ em không dám gặp lại tôi vào thứ 2 này.

Tôi đành chờ đợi và hi vọng thứ 2 này sẽ biết thêm 1 số thông tin về em rồi mới quyết định. Liệu tôi làm thế có đúng không? Tôi sợ phá hoại hạnh phúc mà em đang có. Nhưng nếu em không hạnh phúc và thực sự vẫn còn yêu tôi, liệu em có dám phá bỏ cái hạnh phúc ấy để trở về bên tôi không?

Và liệu tôi có dám đón nhận sóng gió cũng như khó khăn từ phía gia đình khi mang tiếng trai tân lấy gái nạ dòng? Nhưng nếu lại một lần nữa đánh mất cơ hội có được em thì có lẽ tôi sẽ mãi mãi mất em. Tôi có nên vì hạnh phúc thực sự của mình mà dám làm tất cả để em bên tôi một lần nữa hay không?

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

6 lần ngoại tình vì chồng không chung thủy


Tôi luôn cho mình là người phụ nữ mạnh mẽ, năng lực công tác cũng xuất sắc như ai. Nhưng trên phương diện tình cảm, tôi luôn là kẻ thất bại ê chề. Từ ngày còn sinh viên, tôi đã bị phụ tình tới 4 lần. Đám đàn ông đến với tôi vì tiền nhiều hơn là tình. Họ biết tôi con cái nhà giàu, lại chịu chơi, chịu chi, nên bám riết như lũ trai bao. Ngày ấy, tôi nghĩ mình là trung tâm vũ trụ, nên đi tới đâu cũng có vệ tinh vây quanh. Thực ra, họ chỉ yêu tôi để moi tiền. Tới lúc ấm thân, những anh chàng Sở Khanh liền quay ngoắt 180 độ, nói lời chia tay không hề day dứt.
Tôi quyết định yêu và lấy chồng mình chỉ bởi anh ta quá hiền lành. Hưng là gã quê một cục. Thời sinh viên, anh ấy nổi tiếng cù lần, mọt sách, chỉ biết đến học và học. Kết hôn với Hưng, tôi an tâm vô cùng vì nghĩ chẳng người đàn ông nào lại thật thà tới vậy. Từ lúc yêu cho tới khi cưới, tôi luôn là kẻ chủ động. Tôi tán tỉnh Hưng, dẫn dắt anh ấy vào cuộc tình sinh viên rồi ra sức thuyết phục chuyện cưới xin. Người ngoài nhìn vào đều chửi tôi là đứa dại trai, mù quáng. Nhưng họ đâu hiểu, tôi đã phải đau đớn thế nào khi yêu nhầm lũ Sở Khanh.
Nhưng ở đời thật khó học được chữ ngờ. Cưới nhau được ba năm, chúng tôi sinh một bé gái kháu khỉnh. Nhưng niềm vui chưa trọn vẹn thì tôi đón nhận tin sét đánh – chồng ngoại tình. Đau đớn hơn là đúng vào ngày sinh nhật một tuổi của con, Hưng ngang nhiên ra ngoài tòm tem với gái. Chính cô bồ nhí đã gửi tin nhắn khiêu khích tôi.
C139346 ds 23.8 ngoaitinh 1in Tôi ngoại tình với 6 gã trai vì chồng lăng nhăng
“Tôi bị bồ nhí của chồng nhắn tin khiêu khích ngay trong ngày sinh nhật con gái mình”. Ảnh minh họa.
Trước kia, tôi rất ghét những kẻ gian phu, dâm phụ. Đàn ông ngoại tình vì muốn tìm cảm giác lạ, đàn bà “mèo mả gà đồng” vì muốn trút bỏ nỗi cô đơn. Mỗi khi chứng kiến điều ấy trên phim ảnh hay nghe thấy ngoài đời thực, máu trong tôi lại sôi lên tận họng. Chẳng ngờ, chính tôi lại vướng vào chuyện ấy.

Dù rằng sau đó, chồng tôi cố biện minh cho buổi tối “trời đánh” hôm nọ, nhưng mọi lời nói của anh ta không lọt nổi tai tôi. Tôi vẫn giữ nguyên thái độ hậm hực, thù ghét với chồng. Chỉ ngoan ngoãn được hai tháng, anh ta lại “ngựa quen đường cũ”. Cứ cuối tuần, Hưng mò đi từ sáng sớm, tới tận khuya mới về. Hóa ra, chồng tôi cũng đốn mạt chẳng kém những gã Sở Khanh mà tôi đã gặp và yêu trước kia. Anh ta lấy tôi, rốt cuộc cũng chỉ vì đồng tiền. Từ sau khi biết chồng “ăn nem”, tôi như kẻ mất hồn. Chỉ nghĩ tới cảnh chồng mình nồng nhiệt với gái trên giường, lòng tôi lại quặn thắt. Cũng từ ấy, trong tôi nảy sinh một ý nghĩ bệnh hoạn. Chồng đã vô tình bạc nghĩa, lẽ nào tôi không được quyền phản bội anh ta bằng cách tìm kiếm đàn ông để tiêu sầu?
Dù có ý nghĩ điên cuồng ấy, nhưng mới đầu, tôi chỉ coi đó là phút suy nghĩ chệch choạc của mình. Bản chất của tôi vẫn là người trọng nếp sống truyền thống, chung thủy vợ chồng. Nhưng dần dà, lập trường trong tôi bị lung lay. Mỗi lần thấy chồng quần là áo lượt xách xe ra đi rồi trở về khi đã nửa đêm với hương đàn bà và mùi nhục dục đẫm trên người, tôi lại muốn một lần phá cách cho “đbã hờn”. Và rồi tôi đã bỏ mặc lý trí, lên kế hoạch trả thù chồng.
C139346 ds 23.8 ngoaitinh 2in Tôi ngoại tình với 6 gã trai vì chồng lăng nhăng
“Tôi sẵn sàng ‘lên giường’ với 6 gã đàn ông, chỉ để trả thù chồng”. Ảnh minh họa.
Người đầu tiên tôi quan hệ chính là sếp tổng của mình. Anh ta đã kết hôn, nhưng từ lâu không ân ái với vợ (theo những gì anh ấy nói). Tối đó, tôi cố ở lại cơ quan để làm cho xong việc. Khi đi vệ sinh, tôi bất giác nhìn mình trong gương rồi đưa tay sờ mó ngực mình. Cảnh tượng đáng xấu hổ ấy đã bị sếp trông thấy. Anh ta từ từ tiến đến, áp mình vào người tôi. Tôi muốn dùng hết sức để kháng cự lại, nhưng nghĩ tới gã chồng bạc bẽo của mình, tôi lại buông xuôi rồi từ từ cảm nhận những xúc cảm thăng hoa với sếp. Thú thực, đó là lần đầu tiên trong đời, tôi thấy mình “lên đỉnh” mạnh mẽ và đê mê tới vậy. Chỉ cay đắng là người khiến tôi lạc vào cõi tiên không phải là Hưng.

Có lần đầu tiên, dục vọng trong tôi bùng lên hừng hực. Tôi như con thú hoang, lao đi săn mồi. Và cuộc sống với tôi đã hoàn toàn thay đổi. Ngoài chuyện xác thịt, tôi chẳng nghĩ được gì, chẳng quan tâm tới gì. Con gái khốn khổ của tôi đành phải giao cho ôsin chăm chút. Nhưng cái đêm ân ái cuối cùng với gã nhân tình thứ 6, tôi bỗng thấy chán ghét cuộc sống nhơ nhớp của mình, ghê tởm bản thân mình. Dẫu vậy, tôi không thể phủ nhận sự thực, rằng, mỗi người trong số họ đều đem đến cho tôi những cung bậc cảm xúc khác nhau lúc “lên giường”.
Tôi biết, có nhiều cách để ngăn chồng lăng nhăng, để níu giữ hạnh phúc gia đình, nhưng tôi thấy mọi lời khuyên thật sáo rỗng. Không thể có lại trái tim của người đàn ông đã phản bội mình. Với tôi, “ăn miếng trả miếng” mới là chiêu trả thù đắt nhất dành cho gã chồng bội bạc, đểu cáng kia.
Chuyện tôi mây mưa với nhiều người, Hưng cũng biết. Nhưng anh ta chẳng nói năng gì. Mỗi người hối hả sống cho riêng mình và tận hưởng vui thú của riêng mình. Nhưng mọi chuyện cuối cùng cũng kết thúc. Khi chán chường với cuộc sống bệnh hoạn, bừa bãi ấy, tôi chủ động đệ đơn ly hôn. Ngày ra tòa, tôi thấy lòng nhẹ nhõm vô cùng. Người duy nhất nhỏ lệ chính là mẹ tôi. Bà bế đứa cháu bé bỏng trên tay, lặng lẽ khóc. Tôi biết,  sự tan vỡ này có cả lỗi của mình. Tôi đã sống thiếu trách nhiệm với gia đình, con cái và bản thân. Nhưng hôn nhân không tình yêu, liệu có thể gắng gượng tới phút chót?
Lời bàn
Trong thực tế cuộc sống, có nhiều phụ nữ phải chịu nỗi đau bị chồng “cắm sừng”, nhưng thay vì loay hoay tìm cách trả thù “gian phu dâm phụ”, họ tỉnh táo lựa chọn giải pháp xử lý khéo léo, hợp tình. Cuối cùng, hạnh phúc vẫn quay về với họ khi người chồng nhận ra lỗi lầm của mình và tích cực sửa đổi bản thân.
Nhưng có lẽ bạn sống quá cực đoan và thiếu hiểu biết, nên khăng khăng cho rằng, mọi giải pháp chỉ là sáo rỗng và chỉ tôn thờ hai chữ “trả thù”. Bạn chưa hiểu rõ và dường như không muốn hiểu rõ nguyên nhân chồng ngoại tình. Bạn vội vã quy chụp, đánh đồng anh ta với những gã Sở Khanh trước kia.
Một người đàn ông đàng hoàng và hiền lành như Hưng, lẽ nào lại thay đổi nhanh chóng như vậy? Phải chăng, cuộc sống vợ chồng bạn có những khúc mắc khiến Hưng bức bách, khó chịu. Sai lầm nối tiếp sai lầm, khi chồng thanh minh, giải thích thì bạn không chịu lắng nghe và thấu hiểu. Vì vậy, Hưng phản ứng theo lối tiêu cực cũng là điều dễ hiểu.
May là bạn đã kịp nhận ra cách sống của mình quá tùy tiện, bừa bãi và quyết định chấm dứt những chuỗi ngày buông thả ấy. Dẫu gì thì ly hôn cũng là giải pháp hợp lý khi không thể cứu vãn tình yêu giữa hai người. Những ngày tới đây, mong rằng bạn hãy dành nhiều hơn sự quan tâm, chăm chút cho con gái mình. Bé đã quá thiệt thòi khi không được cha mẹ để tâm và phải chịu nỗi mất mát ly tan của gia đình lúc còn quá nhỏ. Hãy sống thật tích cực và lành mạnh để làm gương cho con trẻ. Hy vọng, trong một ngày không xa, bạn sẽ tìm được hạnh phúc đích thực của mình.
Theo Đất Việt

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Cau Hoi Danh Cho Co Giao


Vova và câu hỏi dành cho cô giáo

Đừng vội trách cậu học trò nhỏ vì những câu nói ngô nghê của cậu mà hãy xem lại suy nghĩ của người lớn trước đã.
Trong gi hc, cô giáo muphát trin trí tưởng tượng và kh năng cm nhn ca hc sinh nh tui; cô đưa ra my câu hi như sau:
- Các con hãy nghĩ xem, cái gì màu xám và r
t là cng?
- Bê tông 
!
Cô giáo:
- Gi
i quá. Nhưng mà nó còn có th là nha đường na, thế còn cái gì màu vàng, và  trên cánh đng?
- Con bò 
!
- Đúng r
i! Nhưng còn có th là đng rơm na,
Vova l
m bm, t phía cui lp:
- Hmmm...
Cô giáo:
- Em đ
ng lên ngay.
Vova:
- Th
ế em hi mt câu được không?
Cô giáo th
n trng:
- Em th
 nói đi!
- Th
ế cái gì trước khi cho vào ming thì nó cng, thng và khô ráo, còn sau khi ra khi ming thì nó mm nhũn, cong queo và ướt nhem?
Cô giáo đ
ng pht dy, mt đ bng, tiến thng đến tát rt kêu vào mt Vova.
Vova xoa xoa má:
- Đúng r
i! Nhưng nó còn có th là ko cao su na!

Vova và miếng sôcôla


Vova và miếng sôcôla

Một phái đoàn kiểm tra đến một nhà trẻ. Phái đoàn tặng cho các cháu bé những miếng sôcôla hình những đứa trẻ con.
Một thành viên trong phái đoàn hỏi Vôva:
- Cháu thích miếng sôcôla hình cô bé hay hình cậu bé?
Vôva nhanh nhẹn trả lời:
- Cháu thích hình cậu bé ạ vì như thế thì cháu được hơn một mẩu sôcôla con mà ở các cô bé không có.
*
*  *
Vôva dắt em đi vào một siêu thị, chọn một bịch băng vệ sinh phụ nữ rồi mang ra quầy tính tiền. Lấy làm lạ, cô thu ngân nhìn chằm chằm vào hai đứa bé, rồi không nén nổi tò mò, cô hỏi.
- Cháu bao nhiêu tuổi rồi?
- Cháu lên tám. - Vôva đáp.
Cô thu ngân hỏi tiếp:
- Thế cháu có biết thứ này để làm gì không?
- Cháu không rõ lắm. Nhưng thứ này không phải để cho cháu, mà cho thằng em cháu. - Vôva chỉ tay vào đứa em đi bên cạnh.
- Cho em cháu? - Cô gái tròn mắt ngạc nhiên.
- Đúng thế. Nó lên bốn tuổi. Chúng cháu xem trên tivi và thấy người ta nói rằng, nếu sử dụng thứ này, có thể bơi và đi xe đạp. Mà nó thì lại chưa biết cả hai thứ ấy...

Bệnh nhân của bố



Bố của Vova là một bác sĩ. Một hôm đang chơi đùa cùng Natasa ở nhà.
Bất thình lình, Natasa mở một cánh cửa tủ và hét lên sợ hãi khi nhìn thấy một bộ xương người.
- Không việc gì cả - Vova nói - Bố tớ cất ở đây lâu rồi.
- Thật không? Tại sao?
- Tớ không rõ... Có thể đấy là bệnh nhân đầu tiên của bố tớ.

Truyện hài 4 đời chồng vẫn còn zin

Một cô gái đi thi hoa hậu, đến phần thi vấn đáp, ban giám khảo nhìn vào hồ sơ thì thấy ghi bốn đời chồng nhưng vẫn còn gin thì đặt câu hỏi: ” Tại sao cô 4 đời chồng rồi mà vẫn còn zin? “

Một cô gái đi thi hoa hậu, đến phần thi vấn đáp, ban giám khảo nhìn vào hồ sơ thì thấy ghi bốn đời chồng nhưng vẫn còn gin thì đặt câu hỏi: ” Tại sao cô 4 đời chồng rồi mà vẫn còn zin? “

Cô gái trả lời:

- Lấy anh chàng đầu là một anh chàng công tác tại phòng điều tra xét hỏi nên cứ “Giữ nguyên vẹn”, do vậy không làm ăn chi hết.

Người chồng thứ hai là một nhà hùng biện nên ” Nói thì hay chứ không biết làm”.

Người chồng thứ ba công tác tại viện bảo tàng nên ” Không rờ vào hiện vật”.

Người chồng thứ tư công tác tại phòng kế hoạch nên chỉ ” Vạch ra rồi để đó chứ không làm tiếp”.

Truyện hài hước Đá gà với quan hoạn

Nghe nói Quỳnh chọi gà với sứ Tàu thắng, họ liền mang gà đến nhà Quỳnh, đá thử một vài cựa chơi. Quỳnh vốn ghét bọn quan thị, từ chối nói là không có gà, nhưng họ nhiễu mãi, phải ừ và hẹn đến mai đi bắt gà về chọi. Bên láng giềng có một con gà trống thiến, Quỳnh liền qua mượn mang về.
Sáng sớm, mở mắt dậy, đã thấy quan hoạn đem gà lại rồi. Quỳnh sai bắt gà trống thiến đem ra chọi. Tất nhiên, vừa so cựa được một vài nước, thì gà quan hoạn đá cho gà trống thiến một cựa lăn cổ ra chết ngay còn gà bọn hoạn quan thì vỗ cánh phành phạch lấy uy, gáy vang cả sân nhà. Bọn chúng khoái chí vỗ tay reo:
- Thế mà đồn rằng gà của Trạng hay, chọi được gà Tàu, giờ mới biết đồn láo cả!
Quỳnh chẳng cãi lại, chỉ ôm gà trống thiến mà rằng:
- Các ngài nói phải, trước con gà này đá hay lắm, nhưng từ khi tôi thiến nó đi, thì nó đốn đời ra thế!
Rồi ôm gà mà than thở:
- Khốn nạn thân mầy, gà ôi! Tao đã bảo phận mày không dái thì chịu trước đi cho thoát đời, lại còn ngứa nghề là gì cho đến nỗi thế này! Thôi mày chết cũng đáng đời, còn ai thường nữa, gà ôi!.
Các quan hoạn nghe thế, xấu hổ, ôm gà cút thẳng.

Truyện cười Bệnh nhân của bố

Bố của Vova là một bác sĩ. Một hôm đang chơi đùa cùng Natasa ở nhà.

Bất thình lình, Natasa mở một cánh cửa tủ và hét lên sợ hãi khi nhìn thấy một bộ xương người.
- Không việc gì cả - Vova nói - Bố tớ cất ở đây lâu rồi.
- Thật không? Tại sao?
- Tớ không rõ... Có thể đấy là bệnh nhân đầu tiên của bố tớ.

Truyện vui Vả quan huyện

Có một viên quan huyện hay nịnh hót quan trên để chóng được thăng quan tiến chức.


Một trong những viên quan hắn thường bợ đợ là án sát Nguyễn Văn Tiêu, tục gọi là án Tiêu.




Ðể nịnh quan thầy, hắn ra lệnh cho dân hàng huyện không ai được nói đến tiếng "tiêu", ví dụ như hạt tiêu thì hải nói là hạt ớt... Hễ ai thấy người nào trái lệnh thì được phép vả vào mồm ba cái thật đau, rồi đem trình quan trị tội. Lệnh ban ra khiến Xiển đã ghét quan huyện lại càng ghét thêm. Ông mang một ít quần áo rách mướp xin vào bái quan.

Quan hỏi có việc gì, Xiển thưa là nhà nghèo quá, gia tài chỉ còn một ít quần áo rách, nhờ quan cầm hộ cho lấy ít tiền về làm vốn sinh nhai. Tức thì quan nổi trận lôi đình thét mắng đùng đùng, vì xưa nay có ai dám cả gan đem quần áo rách đên bán cho quan bao giờ? Ðợi quan nguôi giận, Xiển mới nói:




- Dạ thưa ngài, xin ngài thương kẻ học trò nghèo túng này, không gì cũng mang danh là người quân tử...

- Quân tử gì mày! Ðồ quân tử cùng quân tử cố!




Xiển trần tình:

- Dạ, Khổng Minh túng Khổng Minh cầm ạ! Nghe câu nói khó hiểu, quan chau mày suy nghĩ một lúc mới biết lời mắng của mình: "Quân tử cùng quân tử cố" với lời trần tình của Xiển: "Khổng Minh túng Khổng Minh cầm" đã làm thành đôi câu đối hay tuyệt.

Quan phục tài Xiển, thưởng cho một quan tiền, nhưng lại chọn cho cái thứ tiền chôn giấu dưới đất lâu ngày bị han rỉ hết cả. Xiển đỡ lấy quan tiền, cầm một đồng dằn mạnh xuống đất, tiếng kêu nghe cành cạch, rồi nói:




- Bẩm quan, tiền này không "ớt" được ạ! Quan vô tình mắng:




- Mày điên à! Tiền này mà không tiêu được ư? Chỉ chờ có thế, Xiển liền vả cho quan ba cái tát vào mồm như trời giáng. Quan hô lính bắt trói. Xiển ngăn lại nói:




- Chắc ngài vẫn chưa quên cái lệnh kiêng tên húy quan án ngài mới ban ra. Tôi làm vậy cũng chỉ là thi hành cái lệnh ấy của ngài mà thôi!




Quan sợ bọn lính biết chuyện thì mình thêm xấu hổ, liền đuổi Xiển ra.

Truyện hay Giấu vịt trong túi quần

Một ông lão đem vịt ra thành phố bán và bị ế con còi nhất đàn. Tan chợ thì trời cũng xẩm tối, ra khỏi chợ chạm ngay phải rạp chiếu phim. Tay xách con vịt, ông lão ngẩn ngơ nhìn áp phích quảng...

Một ông lão đem vịt ra thành phố bán và bị ế con còi nhất đàn.

Tan chợ thì trời cũng xẩm tối, ra khỏi chợ chạm ngay phải rạp chiếu phim. Tay xách con vịt, ông lão ngẩn ngơ nhìn áp phích quảng cáo phim, nghĩ thầm:

- Cả đời chưa được biết cái xi-nê là giống gì, hay hôm nay, nhân khi rủng rỉnh, ta vào xem cho biết! Nhưng còn con vịt thì giấu ở đâu?

Sau khi cân nhắc, ông lão quyết định nhét nó vào trong quần, đàng hoàng chững chạc đi vào trong rạp. Ngồi ngay cạnh một cô gái tóc vàng. Sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu như cô gái không có thói quen cắn hạt hướng dương trong rạp. Được nửa phim thì chú vịt cựa quậy trong quần ông lão. Ông sợ nó ngạt thở, bèn tháo khuy quần và lôi cổ nó ra để nó thở.

Chưa được 5 phút, cả rạp nghe tiếng hét thất thanh của cô gái tóc vàng bên cạnh ông lão và rồi cô ngã lăn ra ngất xỉu. Cả rạp nhốn nháo hết cả lên, ông lão không hiểu có chuyện gì nhưng sợ quá vội lẻn ra đường bắt xe ôm về luôn. Cô gái, sau khi được mọi người sơ cứu, nét mặt chưa hết hốt hoảng, lắp bắp:

- Kỳ quá! Em… em đang cắn hướng dương và xem phim thì thấy cái gì đó cắn… cắn vô lòng bàn tay, nhìn xuống thì hoá ra cái ấy của ông lão ngồi bên cạnh em đang mổ hạt hướng dương trên tay em!

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Truyện ngắn Chiến tranh đâu phải trò đùa

Bố em, 18 tuổi vào bộ đội. Năm đó là 1974, chiến tranh đã vào hồi cuối, bố là lớp tân binh nên còn huấn luyện chán chê để rồi tuyển lựa “đi B”. May mắn thay, bố chưa đến đợt đi B thì chiến tranh kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở về, cưới vợ.

Tháng 8/1978, chị cả em ra đời, sau đó chỉ một tháng, chú Tư – em trai ruột của bố em, có lệnh gọi nhập ngũ. Chú vừa nhát vừa hiền, lại vừa cưới vợ nên bố xin đi thay chú. Đất nước đang cần người dã có kinh nghiệm, đơn tình nguyện của bố được chấp thuận ngay. Mẹ em, chị và ông bà tiễn bố lên đường.

Vài tháng sau, bố đi K (chiến trường Campuchia). Chuyến tàu đưa bố đi từ ga Hải Phòng, đơn vị bố có hơn 40 người Hải Phòng, vào đến Quảng Trị còn 14 người. Họ nhảy tàu vì đi B thì sẵn sàng nhưng đi K thì khác.

Thời gian đầu còn có chút tin bố về nhà, càng về sau càng biền biệt. Mấy năm sau có giấy báo tử gửi về, bà nội khụy xuống trước thềm nhà. Suốt tháng trời bà mê man chỉ đòi chống gậy đi tìm con, bà bảo bố em không thể nào chết được.

Mẹ ôm chị gái em từ căn nhà riêng về ở với ông bà vì chị ốm quá, lên sởi mủ xanh mủ vàng đã có lần thiếp đi, chú mang ra góc giường đặt, mẹ khóc ngất, bỗng thấy cánh tay chị vời lên, mẹ lại ôm chị, chăm nuôi bú mớm. Những năm tháng ấy, bố vẫn biền biệt bên kia, không hay biết gì về tình cảnh bi đát của con thơ, mẹ già.

Rồi bố bị thương trong một lần đi họp giao ban buổi tối: đạp trúng mìn, bàn chân dập nát, đồng đội đưa về trạm quân y dã chiến giữa cánh đồng hoang. Sợ tiếp tế đến không kịp, bác sĩ y tá cưa chân cho bố, cưa sống, đồng đội hát quốc ca bao nhiêu vẫn không át nổi tiếng gào thét. Rồi 2 ngày sau bố mới được chuyển về Sài Gòn bằng trực thăng, lần này nằm viện, cưa thêm một lần nữa vì vết cưa cũ bị nhiễm trùng. Điều dưỡng thêm vài năm nữa 1/3 chân phải của bố đã không còn, một mảnh đạn găm ở đùi và hai tai bị điếc nhẹ. Bố về nhà với giấy chứng thương 2/4, mất sức 65%. Nhưng còn về được đã là đại phúc cho cả nhà mình, bố kể hồi mới sang được 1 tháng, chính tay bố đã phải gói hài cốt của bạn mình để trực thăng mang về.

Ngày bố về, nét mặt dữ dằn hơn, những cơn đau mê sảng thỉnh thoảng vẫn trở lại, chị em nhất định không nhận bố vì sợ cái nạng và cái chân gỗ bố tháo ra lắp vào mỗi sáng tối. Ngay cả đến đời con trai của chị, cháu ngoại của bố, mỗi lần nhìn cái chân ấy nó đều khóc thét. Bố mất cả tháng giời chỉ để làm quen và ôm con gái mình vào lòng mà không làm nó sợ. Đúng, em là gái, em chỉ nhìn những thứ xung quanh mình, em nhìn thấy chiến tranh và hậu quả của nó trong suốt 18 năm sống bên bố, những lần sợ hãi đến run rẩy khi bố em mắt vằn tia máu lên nóng giận vì những điều không lớn lao gì, khi bố em những đêm rên rỉ trong vô thức vì mảnh đạn trong người, khi bố em có những lần đi xe máy hơi quẹt xe đã ngã vì không thể dùng chân giả mà chống như người ta được.

Bố em chưa một lần than vãn gì về chiến tranh, kêu ca gì về sự đãi ngộ của nước nhà cho những người thương bệnh binh như bố, bố vẫn bươn trải bán buôn ngược xuôi để nuôi con học hành. Em nhớ mãi một lần lớp 11, em học kém bị bố đánh, đánh xong bố nói rất nhiều, nhưng có một câu em không thể nào quên được, bố bảo: “Chị em chúng mày đang đi học bằng tiền xương máu của tao đấy con ạ”. Đúng, chúng em từ Cấp 1 cho đến hết Đại học đều được miễn học phí vì bố là thương binh.

Bao nhiêu năm em sống trên đời là bấy nhiêu năm em thấy mẹ chăm bẵm bố em từ miếng cơm, phích nước, ấm trà, là thấy mẹ chịu đựng đủ sự nóng nảy của bố do thay đổi tâm tính từ lúc trở về. Có đôi lần ai đó nói đến chiến tranh, mẹ em chỉ lơ đãng nói một điều: “Kể cả có chiến tranh, thằng HA (em trai em) nhà này cũng không bị gọi đi nhập ngũ đâu, nó con một, bố lại thương binh yếu đuối thế kia”.

Các bạn có thể cười rằng mẹ suy nghĩ hạn hẹp và ích kỷ, nhưng nếu các bạn đã từng vùi cả tuổi xuân của mình để chờ chồng, nuôi cha mẹ già con thơ và dành cả cuộc đời để xoa dịu những vết thương chiến tranh, các bạn sẽ dễ cảm thông cho mẹ em biết chừng nào. Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc thế nên, còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ.

Truyện ngắn Con… trượt đại học rồi bố ạ

Hương không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt của bố. Nó cắm đầu đi vào nhà. Ngang qua chỗ mẹ nằm, nghe những tiếng thở khò khè khó nhọc, nó không cầm được nước mắt.

Bữa cơm tối dọn ra nhưng bố con nó chưa ăn vội. Từ ngày mẹ bị bệnh, mâm cơm nhà nó bao giờ cũng chỉ có hai người. Bố bón cho mẹ bát cháo xong rồi hai bố con mới ăn.

Bữa cơm tối nay có cá kho, bố đánh dưới ao lên nhưng nó ăn không thấy ngon. Hình như bố cũng vậy.

- Không đỗ thì ôn thi tiếp. Con đừng buồn, nhìn con buồn bố nản lắm.

Nó quay lại nhìn bố với đôi mắt ướt:

- Con hết buồn rồi, bố đừng lo.

Đêm, nó trằn trọc không ngủ được. Khó khăn lắm, mẹ mới chợp mắt nên nó không muốn tiếng trở mình của nó làm mẹ thức giấc. Nó sờ tay lên tường, mảng tường đã bong tróc chỗ lồi, chỗ lõm khiến bàn tay nó ram ráp. Nó nghĩ đến giấc mơ dở dang của mình…

Nhưng nếu nó đi học thì bố mẹ sẽ thế nào đây? Bố lấy đâu ra tiền để vừa lo thuốc thang cho mẹ lại vừa lo cho nó học đại học. Bác sĩ đã bảo bệnh của mẹ sẽ khỏi nếu kiên trì chữa trị. Mẹ đã hy sinh rất nhiều cho nó. Nó không muốn mẹ phải hy sinh cả sự sống của mình chỉ để cho nó được học đại học. Với nó, mạng sống của mẹ quan trọng hơn tất cả mọi thứ trên đời.

- Bố à, chắc sang tháng sau con lên phụ giúp dì Hoa bán hàng cho… đỡ buồn.

Nó nhìn bố thăm dò. Thực ra là nó đang nói tránh cái điều mà nó nghĩ: phải đi làm để có tiền đỡ đần cho bố. Sau một hồi suy nghĩ, bố đặt tay lên vai nó, giọng chùng xuống:

- Cũng được con ạ.

Nó lên phố bán hàng, bỏ lại phía sau những nỗi niềm và những giọt nước mắt. Cửa hàng của dì nó ở vị trí trung tâm thành phố, lại là đại lý lớn nên rất đông khách. Bận bịu với việc bán hàng, nó cũng quên đi nỗi buồn. Tiền ăn ở dì lo, còn tiền công tháng dì bảo nó gửi về quê cho bố mẹ. Cầm những đồng tiền đầu tiên kiếm được, nó thấy quyết định của nó thật có ý nghĩa, nhất là khi gọi điện về thấy bố khoe:

- Bệnh của mẹ tiến triển nhiều rồi con ạ.

Rồi một ngày, bố đột ngột xuất hiện ở cửa hàng với khuôn mặt của một người đang cố chịu đựng:

- Tại sao con lại nói dối bố?

Bố dằn từng tiếng một rồi chìa tờ giấy báo điểm đậu đại học mà nó đã cố giấu. Nó nhìn thấy trong mắt bố là cả một sự kiềm nén ghê gớm, nên câu trả lời của nó cũng trở nên đứt quãng:

- Con… xin lỗi bố… nhưng bố ơi, làm thế nào mà con có thể đi học được khi mẹ đang bệnh? Làm thế nào mà con có thể để bố một mình vật lộn để vừa chăm mẹ vừa nuôi con học đại học. Con rất mong được vào đại học, nhưng lúc này con cần phải làm những việc quan trọng hơn. Đợi đến khi mẹ khỏi bệnh con sẽ lại học tiếp, con sẽ vào đại học bố ạ, chỉ là đi sau các bạn vài bước thôi.

Lần đầu tiên trong đời, nó nhìn thấy bố khóc, đôi mắt ầng ậc nước.

Truyện những mùa đã đi qua

Chỉ cần tình yêu tồn tại, thì ngay cả thời gian cũng không còn quan trọng nữa.

Nắng cuối thu. Gió cuốn thổi những chiếc lá bay xào xạc. Linh nhẹ nhàng bước chậm trên con phố quen thuộc. Thoang thoảng một mùi hương hoa sữa thơm dìu dịu. Linh hít một hơi sâu, chắc có lẽ đây là ngày cuối cùng hoặc lâu lắm nữa nó đi bên cạnh Sơn như thế này. Ngày mai, Sơn sẽ đi Anh, và tất nhiên, Linh là người ở lại. Linh không trách Sơn, cũng không giận dỗi hay tiếc nuối gì cả… Nó tôn trọng mọi quyết định và lựa chọn của Sơn…
_Nè! Ngày mai chắc chắn Linh phải tiễn tớ ra sân bay đó!
_Thế là cậu xui tớ bùng buổi học đó à? Hi. Tớ hứa!
_Sẽ nhớ Vinh đầy nắng gió và những cơn mưa dài!
_ Thế không nhớ tớ à? Hic!
_Có chứ! Chúng ta sẽ liên lạc qua mail mà, mỗi ngày tớ sẽ online YM chat với Linh, Sơn hứa!
_Không phải hứa đâu, làm sao mà Sơn có thể quên Linh được chứ! Hi.
_Ừ! Linh cũng thế, đúng không?
Linh không trả lời, nó im lặng bước cạnh Sơn, nhè nhẹ hít thở cái mùi hoa sữa ngọt ngào… Sơn là bạn thân nhất của nó hơn ba năm nay, tuy hai đứa không học cùng lớp, trường hay gần nhà nhau nhưng tình bạn còn thân hơn cả như thế. Hai đứa quen nhau trong một buổi học thêm, chẳng biết ma xui quỷ hờn gì mà Linh lại quay sang bắt chuyện với một tên con trai chẳng quen biết gì đang cặm cụi làm bài. Nhìn cậu ta ngố ngố với cặp kính đi-ốp dày cộm khiến Linh bật cười không thể tả.
_Ê! Bạn ơi?
_Cậu hỏi tớ à?
_Ừ! Cậu tên gì vậy? làm quen nha! Tớ tên Linh! Học trường Lê Lợi, còn cậu?
_Ờ! Tớ tên Sơn, học chuyên Toán Phan!
_Thế chắc là khủng lắm nhỉ?
_Cũng không giỏi lắm đâu, Lê Lợi cũng là một trường có tiếng trong thành phố mà!!!
_Dù sao thì cũng không bằng chuyên Phan, nhất lại là chuyên Toán…
_À mà cậu học lớp A mấy Lê Lợi đó?
_A1!! Cậu học chuyên Toán biết “An xoẹt” không?
_Ừ, bạn đó là lớp trưởng lớp mình, hôm trước được học bổng sáng tạo trẻ đây!
_Thế à, thằng đó là bạn gần nhà mình đó…
Đó là tường tận đầy đủ câu chuyện thao thao bất tuyệt giữa hai đứa mới quen biết, sau đó thì Linh và Sơn ngồi cạnh nhau mỗi buổi học thêm, rồi có số điện thoại, nhắn tin, gọi điện, đi uống trà sữa… vân vân và vân vân… rồi trở thành bạn thân lúc nào không biết. Tính Linh thì chả dịu dàng là mấy nếu như không nói là rất hung dữ, song với bố mẹ lại là một cô nàng thục nữ chính hiệu khi ở nhà: nấu ăn ngon, nhà cửa sạch sẽ, đan lát khéo léo… Còn Sơn thì nhẹ nhàng nhưng người ta hay nói “im ỉm giết chết voi”, Sơn học khủng nhất nhì chuyên Toán, tiếng Anh đủ để nói chuyện lưu loát với người bản địa, bóng đá thì tuyệt vời với cương vị thủ môn (cho dù cận tới 3 độ!!!), vân vân. Thế đó, đôi khi mấy đứa lớp Linh biết Sơn lại ngạc nhiên vì sao hai đứa này có thể chơi thân với nhau như vậy.
_Linh này!!! – Sơn nói làm cắt ngang dòng suy nghĩ của Linh.
_Ừ! Có chuyện gì vậy?
_Sơn muốn làm quà chia tay một người… người mà Sơn thích.
_Á!!! Ai vậy??? Ai vậy??? – Linh á lên ngạc nhiên, ai vậy nhỉ, cô bạn hỏi dồn dập Sơn.
_Bí mật, là người Sơn thích, Linh giúp Sơn nhé!
_Phải nói ai mới chịu giúp, mà không tặng quà cho cô bạn thân này hả???
_Quà cậu có riêng cho cậu chọn mà, giúp tớ nhé, bây giờ đi siêu thị đi, cậu chọn giúp mình, nhé!
_Được thôi, đến đó mình cũng chọn luôn!!! Hehe.
_Ừ, được thôi…
Linh ngồi lên xe Sơn, ngồi sau Sơn, nó lại ngân nga một đoạn nhạc quen thuộc của Train: “Hey soul sister, ain’t that mister mister on the radio, stereo the way you more…” tâm trạng cô bé rối bời, một cách nhẹ nhàng, ừ, thì là Sơn đã có bạn gái, người Sơn thích, thì sao chứ, sao lòng nó thoáng buồn thế nhỉ??? có phải… không không, Linh lắc đầu lia lịa, nó xua tan cái ý nghĩ trong đầu bằng cách hát to hơn và cố nghĩ về vấn đề khác…
_Linh nè, cậu nghĩ nếu như tớ đi du học, bạn ấy có chờ tớ không nhỉ?
_Cũng không chắc, nếu như cậu ấy thực sự thích cậu!
_Thế à, không chắc à… – giọng Sơn yếu dần đi rồi im bặt, Linh không đáp lại, vu vơ nhìn lên những tán hoa sữa, gió lại thổi nhẹ qua, hương hoa sữa lại phảng vào sống mũi, nồng nàn, như cái cảm xúc của nó…
Khu tạp hóa đồ dùng nhiều thứ thật xinh xắn và thích thú, Linh cầm nhiều thứ lên mân mê rồi bỏ xuống một cách nhẹ nhàng, còn Sơn thì bỏ mặc Linh, cậu đi lung tung, rồi thích thú nhìn cái chuông gió đang kêu leng keng trên cao, Linh chạy lại, chỉ chỉ vào chiếc chuông gió:
_Tặng tớ cái đó nhé!
_Cái chuông gió này á??
_Ừ.
_Nhưng mà tớ lỡ có ý định mua nó rồi, cậu chọn cái khác đi!
_Ứ thèm, tớ thích cái này cơ!! Đi mà, cậu mua cho cậu ấy cái khác cũng được!!!
_Nhưng tớ… thôi… cậu chọn cái khác đi, hay cuốn sổ này cũng được, hình con gấu nè, cậu thích gấu lắm mà!!
_Một câu cuối: cậu có mua cho tớ không?
_Linh à… không!
Linh ném con gấu bông nhỏ trên tay xuông rồi hét lớn:
_Ba năm qua tớ là gì trong cậu???
Không kịp để Sơn ú ớ một câu thì Linh đã chạy biến đi, để mặc Sơn giữa ngổn ngang những cảm xúc khó tả.
Linh chạy ra khỏi siêu thị, nó vừa đi vừa khóc, khóc không nấc, không sụt sùi, khóc mà chỉ thấy mỗi nước mắt rơi dài, nó buồn, bởi vì nó tự thấy mình chả là gì trong cậu bạn mà nó xem là thân suốt ba năm cả, nó cứ đi cứ đi mà không biết có người đang tìm nó, lo lắng đuổi theo nó.
Sơn dọn lại bàn học, chỉ còn hơn hai chục tiếng nữa là cậu sẽ đáp máy bay ra Hà Nội, rồi Luân Đôn… chắc chắn là rất rất lâu nữa cậu mới trở về nơi này. Chợt điện thoại reo lên, là tin nhắn của An, thằng bạn bí thư: “Linh nhờ tau nhắn với mày là mai trường nó có tổ chức câu lạc bộ, nó làm phó chủ tịch nên không thể vắng mặt được, nên… mày cũng biết rồi đó.”
Sơn không reply lại, mà cậu vội vàng mặc quần áo lại, ôm cái hộp quà màu xanh dương trên bàn rồi chạy xuống nhà, chỉ kịp nói với bố hai câu cụt lủn là con đi ra ngoài đường một xíu rồi cậu phóng xe đạp vụt đi.
Sơn đến nhà Linh khi trời tối muộn, đi vội quá mà Sơn quên mang theo điện thoại, làm sao đây, muộn rồi… nhưng…
_Linhhhhhhhhhhh ơi!!!
Sơn hét lớn, ngước đầu lên cửa sổ tầng hai, nơi có chùm hoa tigon hồng đang khoe sắc, tìm vội dáng người nhỏ nhắn.
_Cậu hét nhỏ thôi!!!
Từ sau lưng Sơn, Linh nói nhẹ nhàng. Sơn giật mình ngoảnh lại:
_Sao cậu lại ở ngoài này, sao lúc chiều cậu chạy đi mà không đợi tớ, lần sau không được như thế nữa nhé!!!
_Có lần sau nữa à?? Cậu đến đây làm gì thế, lại hét to nữa, cậu không biết làm như thế tớ sẽ bị mẹ nạt à?
_Tớ, tớ… Linh nè, đây là quà của tớ!
_Nếu là cái chuông gió, thì tớ không nhận đâu, còn đây là quà của tớ tặng cậu, mai tớ không thể đi tiễn cậu được, cậu đi may mắn nhé, ba năm không quá dài để quên một người đâu…
_Đừng mở quà bây giờ, tí hãy mở nhé… không sao đâu, ba năm đó, tớ sẽ tập nhớ và tập quên đi cái quên.
_Thế à, nếu cậu làm được, hẹn gặp lại cậu vào một mùa nào đó…
_Tớ về nhé, tạm biệt, nhớ mở quà đó, cảm ơn vì món quà này của cậu!!!
_Ừ, đi về cẩn thận…
Rồi Sơn quay đi, Linh lặng nhìn cái dáng người ấy đi trên vỉa hè, dưới những tán hoa sữa, chợt Linh hét lên:
_Sơn ơi!!!
Sơn quay lại:
_Gì thế?
_Tớ… à… chúc cậu đi may mắn và vui vẻ nhé!!!
_Ừ…
Đến cái giây phút cuối cùng này, Linh vội vàng nhận ra nó đã thích cậu bạn thân của mình tự lúc nào, đến khi cậu ấy đi xa và bảo có bạn gái thì Linh đã thấy mình thực sự thay đổi, nhưng cũng vào giây phút này, Linh cũng không thể nói lên một câu: tớ thích cậu với Sơn, nó thấy mình sao mà nhút nhát quá. Nhưng thôi, lỡ may nói ra, mọi thứ sẽ như bọt biển thì sao?
Nó mở hộp quà màu xanh dương ra một cách cẩn thận, là cái chuông gió màu vàng rơm và một tấm thiệp tím ngắt, Linh muốn nổi giận, nhưng rồi, nó mở tấm thiệp ra, và đọc, và nước mắt tuôn trào, cũng với những tiếng nấc nghẹn ngào…
“Đến cái giây phút này, giây phút cuối tớ chuẩn bị rời xa cậu, tớ vẫn cảm thấy mình là một đứa thật ngốc, thật hèn khi… tớ nhận ra tớ đã thích cậu tồi, nhưng lại không dám nói, tớ đâu có bạn gái nào, chỉ có một thôi… Vì thế, nếu có thể chờ tớ, hãy trả lời tớ nhé!”
8h sáng.
_Sơn, vào đi con, máy bay báo bay rồi!!! – Tiếng mẹ nói làm Sơn giật mình suýt làm rơi cái điện thoại trên tay…
_Dạ!! con sắp vào rồi mẹ!!!
_Thôi, vào luôn nào, đưa điện thoại đây cho mẹ!
_Một tí thôi mà mẹ!
_Con có biết không ai chờ mình cả không? Nhanh lên, đi vào!!!
Sơn đành buồn bã đi vào, ừ, ba năm không quá dài để quên một người, chắc rồi, Linh không trả lời nó…
Bước chân chầm chậm vào khu vực cách li, chợt điện thoại rung lên, Sơn vội vàng mở tin nhắn: “Sẽ không bao giờ quên, nên sẽ không tập nhớ. P/s: tớ cũng thế, chờ ngày cậu về.”
Máy bay đã cất cánh rồi, một người ở lại, còn người kia chuẩn bị cho một chuyến đi dài, rồi họ sẽ lại về với nhau mà…
[K14]

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Truyện Phúc đức tại mẫu

Phúc đức tại mẫu

“À ơi. Trời mưa bong bóng phập phồng

Mẹ đi lấy chồng, con ở với ai?”

Tiếng ai ru con văng vẳng trong chiều nghe sao buồn thế. Mắt nó chợt cay cay khi nhớ đến người mẹ của mình. Nó đã từng có một người mẹ dịu dàng và một gia đình hạnh phúc. Nhưng rồi mọi chuyện đổi thay từ khi bố mất việc. Mà nguồn thu nhập của cả gia đình chủ yếu chỉ trông chờ vào đồng lương của bố thôi. Chán nản, bố đâm ra rượu chè, cờ bạc rồi về đánh mắng mẹ. Đêm nào nó cũng nghe tiếng loảng xoảng của chén bát vỡ. Nhiều khi đang ngủ cũng giật mình thon thót. Nó thấy mẹ khóc. Những giọt nước mắt nóng hổi lăn trên đôi má bầu bĩnh của nó. Tiếng đổ vỡ hòa với tiếng khóc xé lòng của mẹ, giày vò tâm trí nó, ám ảnh nó cả trong những giấc mơ. Và rồi mẹ cũng bỏ nó mà đi, mẹ ra đi trong một chiều mưa bong bóng, như chiều nay. Khi ấy nó mới năm tuổi. Nó bật khóc khi nhớ về chiều mưa năm ấy, một con bé năm tuổi, chạy dưới mưa, vừa gào khóc vừa gọi mẹ đến khản cả cổ. Nhưng mẹ đi mãi không về. Chiều nay nó lại khóc. Nó khuỵu xuống: “Con có tội tình gì đâu, sao mẹ nỡ bỏ con mà đi?”

***

Thời gian trôi, nó đã bước vào tuổi thiếu nữ. Nhưng thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, nó thành một đứa con gái “phát triển tự nhiên”, như một bông hoa hoang dại không được ai chăm bón. Trông nó cũng xinh xắn nhưng ăn mặc tuềnh toàng, mái tóc lúc nào cũng rối bù, nó hoàn toàn không biết làm điệu như những cô bạn khác. Việc nhà, từ lớn đến nhỏ, nó cứ động vào cái gì là hỏng cái ấy, rửa bát không sạch, quét nhà không nên. Mà chẳng hiểu sao nó động vào cái gì cũng loảng xoảng mà bố nó vẫn bắt nó làm. Cơm nó nấu thì bữa sống bữa khê, thức ăn thì mặn chát, toàn kiểu chém to kho dừ. Có lần bố nó giận hất cả mâm cơm đi rồi quát nó ầm ầm:

- Con gái lớn rồi mà không biết làm ăn một cái gì cả. Cứ để bố mày phải hầu mãi à?

Nó không nói câu nào, lẳng lặng nhặt từng mảnh bát vỡ, tuyệt đối không có lấy một giọt nước mắt. Bao nhiêu năm trôi qua nhưng thói quen uống rượu của bố nó vẫn không thay đổi. Mà mỗi lần say bố lại đánh mắng nó. Ngày trước nó còn khóc, dần dần nó cũng chả buồn khóc nữa, bố nó đánh đến gãy cái roi là cùng chứ gì. Có lần nó hét lên:

- Bố cảm thấy đánh chết được con thì đánh đi. Vì bố nên mẹ mới bỏ đi. Con ghét bố.

Bố nó nghe xong liền tát nó một cái và quát:

- Câm mồm! Con mẹ mày nó bỏ đi theo trai rồi. Đừng có nhắc đến nó trước mặt tao.

- Dù sao thì tất cả cũng là tại bố.

Nó lẩm bẩm trong miệng nhưng cũng đủ để bố nó nghe thấy. Bố nó lại như phát điên lên, túm lấy tóc nó rồi đay nghiến:

- Cái con mất dạy này. Mày càng lớn càng giống con mẹ mày.

Hơi men phả vào mặt nó khiến nó choáng váng. Rồi bố nó buông tay ra khiến nó đổ sụp xuống nền nhà. Đưa tay lên vuốt một bên mặt hằn năm đầu ngón tay, nó chua chát:

- Bố có dạy con đâu mà bảo con mất dạy.

Những khi say bố nó thường hung dữ thế. Còn lúc bình thường bố nó rất ít nói. Hai bố con đều lầm lì như nhau nên cái nhà nhiều khi cái nhà lạnh lẽo đến phát sợ. Bố quát mắng nó thường xuyên vì nó vụng về quá, nhưng chỉ khi say mới ra tay đánh nó. Tội nghiệp nó, ai bảo càng lớn càng giống mẹ chi. Có lẽ, bố ghét nó, đánh nó, mắng nó cũng vì thế. Nó ngồi lặng lẽ trước gương, nó nhìn lại những bức ảnh gia đình đặt trên bàn. Phải công nhận một điều, những đường nét trên khuôn mặt nó rất giống mẹ, nhất là đôi mắt. Nó bỗng xua tay gạt tất cả xuống đất. Cả chiếc gương, cả những khung ảnh. Những mảnh kính vỡ văng tung tóe trên sàn nhà. Nó cúi xuống, nhặt lấy một mảnh thật sắc rồi cắt bỏ đi từng mớ tóc, mái tóc dài hoe màu nắng bỗng chốc cụt ngủn. Từ đó nó không để tóc dài nữa, cũng chẳng mấy khi soi gương nữa. Nó trở nên hoang tàn, lì lợm. Tính cách ngày một bất cần. Ở lớp nó chẳng có đứa bạn gái thân nào cả, nó toàn chơi với lũ con trai, cũng đá bóng, đánh đấm như con trai. Nhiều khi còn theo bọn con trai đi đánh nhau nữa. Những lời quát mắng, đòn roi chẳng có nghĩa lí gì với nó. Nó dường như đã chai lì.

***

Một ngày, bố nó dẫn về một người phụ nữ, làm một cái lễ cưới hỏi đàng hoàng, và bảo nó gọi người ấy là “mẹ”. Làm sao nó có thể gọi một người đàn bà xa lạ là mẹ chứ. Nó chỉ có một người mẹ thôi. Dẫu người mẹ ấy có đành lòng bỏ nó đi thì mẹ vẫn là mẹ. Không thể nào khác được. “Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi. Và mẹ em chỉ có một trên đời” – nó đã được dạy như thế. Vậy thì, nó phải xưng hô với người phụ nữ kia thế nào đây? Như đoán được điều khó xử của nó, người phụ nữ kia chủ động nói:

- Con không muốn thì cứ gọi cô là “dì” cũng được.

Ngay từ lúc mới về nhà nó, cô ấy đã tỏ ra rất tốt với nó, nhưng nó vẫn giữ thái độ lạnh lùng và lì lợm. “Mấy đời bánh đúc có xương” – nó nghe mấy bà hàng xóm nói vậy. Đối với người vợ thứ của bố, nó không yêu quý cũng không ghét bỏ, nó cứ lạnh lùng như một tảng băng. Sống cùng một mái nhà nhưng nó với người mẹ kế hầu như không bao giờ nói chuyện với nhau. Thỉnh thoảng, trong những tình huống buộc phải giao tiếp, nó mới nói với mẹ kế được vài câu, nhưng rất gượng gạo. Phải công nhận là từ ngày nhà nó có thêm thành viên mới mọi thứ trong nhà đều tươm tất, nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ gọn gàng, cơm canh nóng hổi. Bố con nó được ăn những món ngon chứ không phải nhai thứ cơm trệu trạo trên sống dưới khê như trước. Dì nó mở một hiệu may nho nhỏ ở gần nhà để có thêm thu nhập. Thỉnh thoảng dì lại may cho nó khi thì chiếc váy, khi thì cái áo, nó nhận hết nhưng rồi lại xếp vào tủ, chẳng bao giờ nó mặc mấy thứ đồ điệu đàng đó. Toàn mặc quần jean với áo phông hay áo sơ mi rộng thùng thình như con trai.

Nó bước vào cái tuổi mới lớn, cái tuổi không còn là trẻ con nhưng cũng chưa đủ lớn. Cái tuổi mà người ta vẫn hay nói là “dở dở ương ương”, vô cùng ngang bướng và thích nổi loạn. Rồi một ngày nó nhận ra cơ thể mình thay đổi, kì nguyệt san đầu tiên khiến nó bối rối. Được học môn sinh học rồi nhưng nó vẫn không khỏi bất ngờ và lúng túng, nó tìm đến mẹ kế với vẻ mặt “cầu cứu”. Mẹ kế thấy điệu bộ ấp úng của nó, thoáng nhìn đã phát hiện ra ngay. Cô mỉm cười dịu dàng với nó: “Con gái dì đã lớn thật rồi đấy”. Rồi chỉ bảo cho nó phải làm thế nào. Sau lần ấy mối quan hệ của nó với mẹ kế có vẻ được cải thiện hơn. Nhiều khi chỉ có hai mẹ con ở nhà, mẹ kế nó lại thủ thỉ tâm sự, con gái phải ăn mặc thế nào, đầu tóc ra sao. Nó vờ như không để ý nhưng rõ ràng nó đang dần thay đổi. Cái đầu thường bù xù được chải gọn gàng lại, những chiếc áo dì may cho nó, nó bắt đầu mang ra mặc. Rồi nó cũng biết vào bếp phụ dì nấu nướng. Tảng băng trong lòng nó đang dần tan ra. Thì ra bấy lâu nay nó cứ tỏ ra lạnh lùng, vô tâm nhưng thực ra nó vẫn khao khát tình mẹ. Nhiều khi nó muốn mở lòng với mẹ kế, nó muốn gọi dì một tiếng “mẹ” nhưng lại thấy ngượng miệng. Nỗi đau mất mẹ vẫn còn vẹn nguyên trong lòng nó.

Một thời gian sau dì nó sinh được một bé trai. Thế là bao nhiêu tình cảm bố dồn hết cả vào đứa em. Nó cảm thấy mình như người thừa trong gia đình. Khi em nó cứng cáp hơn, dì nó quay trở lại với công việc thường ngày và nó có thêm việc trông em. Sáng đi học, chiều về trông em, ngày nào cũng thế. Đứa em thì hay quấy khóc khiến nó rất vất vả, đã thế bố nó không hiểu, cứ nghĩ nó trông em không chu đáo nên hay quát mắng nó. Nhiều khi nó bực bội bỏ mặc thằng em khóc oặt cả người, khóc chán cũng phải nín. Nhiều lần như thế, nó không thèm dỗ mỗi lần em khóc nữa. Thằng em khóc chán thì mệt ngủ thiếp đi. Một lần trong khi nó lúi húi dưới bếp, thằng em đang chơi một mình trên nhà bỗng khóc ré lên. Nghĩ em lại ăn vạ nên nó chẳng buồn chạy lên xem. Nhưng lần này em nó khóc mãi không dứt, tiếng khóc nghe rất thảm thương. Nó không đành lòng liền đặt mớ rau xuống, chạy lên nhà, cũng là lúc dì nó vừa kịp về đến nơi. Trước mặt nó là cảnh tượng mà nó không thể nào ngờ đến, thằng em nó đang bò lăn ra nhà, khóc tím cả mặt mày, phích nước nóng bị đổ làm cái nút gỗ bật ra, nước chảy lên láng trên sàn. Dì nó hét lên một tiếng rồi chạy lại bế thốc thằng nhỏ lên.

- Trời ơi! Con tôi! Con ơi là con. Mẹ phải làm thế nào bây giờ?

Nước mắt chảy ròng ròng trên gò má người mẹ khốn khổ. Thằng nhỏ vẫn khóc ngặt nghẽo, tím tái cả da thịt. Lúc ấy nó đứng chết lặng, cổ họng không nói được câu nào. Dì nó vội chạy lại chỗ vòi nước xả cho dịu vết bỏng ở đùi thằng bé. Cùng lúc đó bố nó đi làm về, hốt hoảng:

- Thằng bé làm sao thế?

- Bị bỏng nước sôi anh ạ! – Nước mắt lưng tròng mẹ nó mếu máo nói.

- Còn đứng đực ra đấy làm gì nữa. Không mau ra vườn chặt mấy cây nha đam về đây – Bố nó quát lên với nó như vậy.

- Không cần đâu. Con chạy vào bếp lấy cho dì cái bát với mấy quả trứng gà tươi ra đây.

Nó lật đật làm theo, đầu óc không nghĩ được gì. Mẹ nó đưa thằng nhỏ cho bố nó bế rồi vội vàng đập mấy quả trứng, lọc lấy lòng trắng, thao tác nhanh gọn và khéo léo. Sau khi đánh tan bát lòng trắng, cô dùng nó để bôi vào vết phỏng của đứa trẻ, thằng bé vẫn khóc mải miết không dứt, tiếng khóc lạc cả đi, chắc là nó đang rất đau. Sau đó thằng bé được đưa đến bệnh viện. Chỉ còn mình nó ở nhà. Nó gục xuống, tim thắt lại. Trời ơi, nó đã làm gì thế này? Nó vẫn chưa hết hoang mang. Nước mắt chưa kịp trào ra thì lồng ngực đã quặn lại. Đến chiều hôm ấy thì bố mẹ nó đưa thằng em về. Thằng bé dường như đã thấm mệt và ngủ rất say sưa. Ngập ngừng mãi nó mới dám cất tiếng hỏi khe khẽ:

- Em…thế nào rồi dì?

“Bốp!”. Dì chưa kịp nói câu nào thì bố nó đã cho nó cái tát đau điếng. Rồi ông gầm lên như con thú dữ, túm tóc nó lôi đi xềnh xệch.

- Mày ra đây tao bảo.

Nó nghe trong giọng nói của người bố có cả tiếng nghiến răng ken két. Ông lôi nó ra đầu ngõ rồi rút thắt lưng ra quật tới tấp vào người nó. Vừa đánh vừa chửi:

- Cái con ranh này. Mày làm chị kiểu gì thế? Đến trông em cũng không xong. Hôm nay thằng bé bị làm sao thì tao phải làm thế nào? Hả? Hả?

Những trận mưa roi cứ tới tấp giáng xuống lưng nó. Nó bặm môi chịu đựng, không hề kêu một tiếng nào, cũng không hề khóc. Nó không thấy đau. Nhưng thấy toàn thân lả đi, mặt mũi tối sầm lại. Đúng lúc nó sắp sửa gục xuống thì thấy có một tấm thân che chắn cho nó. Nó nghe văng vẳng bên tai có tiếng ai đó:

- Ông có thôi đi không? Ông định đánh chết con bé hay sao?

Thì ra là dì nó, dì nó bất ngờ lao đến làm ông bố không kịp trở tay. Chiếc thắt lưng quật qua đầu làm chiếc kẹp tóc gãy tan, rơi xuống đất, mái tóc dài xổ ra. Dì đã không suy nghĩ mà lấy thân mình ra che chắn cho nó. Mái tóc bao trọn lấy khuôn mặt nó. Rồi nó không biết gì nữa cả.

Tỉnh lại giữa đêm khuya, nó thấy toàn thân đau đớn, những viết thương khi chiều đã bắt đầu sưng tấy . Dì nó vẫn chưa ngủ, dì đang nhẹ nhàng tra thuốc cho nó, dù đã hết sức nhẹ nhàng rồi mà thi thoảng nó vẫn rùng mình lên vì xót quá, buốt quá. Nó cựa quậy. Có tiếng hỏi:

- Con tỉnh rồi à?

- Dạ!

- Để dì đi lấy cháo cho con nhé. Chắc từ trưa đến giờ không ăn gì phải không?

Nó chưa kịp đáp thì dì đã đi xuống bếp. Nhìn sang bên cạnh, nó thấy em trai đang ngủ rất say sưa, chỗ vết thương đã được đậy lại bằng một miếng gạc mỏng. Nước mắt nó rơi ra. Một lát sau dì nó trở lại với bát cháo nóng hổi trên tay. Đỡ nó dậy dì nó múc từng thìa vừa thổi, vừa đút cho nó. Nó ngại ngùng nói:

- Dì để con tự ăn được rồi.

Dì đưa tay lau đi những giọt nước mắt đang lăn trên má nó.

- Nín đi rồi ăn hết bát cháo đi.

Nó đói nhưng thực sự nuốt không nổi, cứ nghẹn lại nơi cổ họng. Nó nghẹn ngào hỏi:

- Sao dì tốt với con như thế? Lần này là lỗi tại con. Con đáng bị trừng phạt.

Dì ôm nó vào lòng, dì cũng khóc:

- Dì lúc nào cũng coi con như con gái ruột của dì. Dì chỉ mong hai chị em con yêu thương lấy nhau. Việc xảy ra hôm nay, dì rất đau lòng. Nhưng dù thế nào, con cũng không đáng phải chịu sự trừng phạt kinh khủng đó.

“Con gái ruột của dì”, từng tiếng như cứa vào lòng nó đau nhói. Nó xứng đáng sao? Một người chị đã không làm tròn trách nhiệm. Một người chị đã vô tâm bỏ mặc em gào khóc mà không mảy may động lòng. Giờ dì nó lại che chở cho nó và coi nó như con ruột, nó cảm thấy mình không xứng đáng. Nó càng nức nở trên vai dì.

***

Vết thương trên đùi em nó đã lành, nhưng để lại một vết sẹo là một vùng da nhăn nhúm. Và nó biết trong lòng nó cũng đang có một vết sẹo. Mấy năm qua, cứ mỗi lần tắm cho em, nhìn thấy vết sẹo đó mà vết sẹo trong lòng lại nhói lên. Nỗi ân hận có lẽ nó phải chịu suốt đời. Thế mà thấm thoát nó đã học lớp 12. Nó dự định làm hồ sơ thi vào một vài trường với bao ước mơ đẹp ở phía trước. Nhưng một đêm tỉnh dậy nó vô tình nghe được cuộc nói chuyện của bố với dì.

- Nó là con gái, học nhiều làm gì. Thi tốt nghiệp xong cho đi học cái nghề. “Con gái là lũ vịt giời”, nuôi cho lắm thì nó lớn nó cũng tự khắc bay đi. Nhà thì đang khó khăn. Để tiền đấy đầu tư cho thằng em nó.

Nó thực sự sốc khi nghe được câu nói đó. Niềm hi vọng cuối cùng của nó đã bị giập tắt. Bao nhiêu ước mơ đẹp đẽ chưa được thực hiện đã bị vùi giập phũ phàng. Tại sao? Tại sao? Tại sao? Tại sao lại bắt nó phải hi sinh? Con gái cũng là con cơ mà? Tại sao bắt con gái phải chịu thiệt thòi? Nó khóc nấc lên. Sáng sớm hôm sau, nó gói ghém mấy bộ quần áo, đem theo ít tiền rồi quyết tâm “dứt áo ra đi”. Lúc ra đi còn hào hứng lắm. Nó muốn tự kiếm tiền để đi thi đại học. Cái hôm nó bỏ nhà đi trời bỗng đổ cơn mưa lớn, trời lại mưa bong bóng phập phồng. Trong màn mưa dày đặc, có một người phụ nữ đầu trần, mắt nhớn nhác, vừa đi vừa gọi nó. Tìm mãi không thấy, dì nó đứng lặng dưới mưa, mái tóc ướt sũng rủ xuống đôi vai gầy guộc.

Nó lang thang được mấy ngày thì hết tiền, đôi chân mỏi mệt, mà xin việc ở đâu người ta cũng không nhận. Nó đành muối mặt quay về. Biết là về bố sẽ đánh nhưng ít ra về nhà nó còn được ăn cơm. Khi nó về thì nhà cửa lạnh tanh, vắng ngắt. Nó xuống bếp lục cơm nguội. Lát sau có bác hàng xóm sang có việc gì, nhìn thấy nó liền bảo:

- Mày đi đâu cả tuần nay vậy con bé này? Có biết bố với dì lo lắng thế nào không hả? Dì mày đang nằm viện kia kìa, còn không ra mà thăm dì đi.

Nó đặt bát cơm đang ăn dở, vội vàng chạy đi ngay. Nó nhìn thấy dì đang nằm trên giường bệnh, khuôn mặt nhợt nhạt, mái tóc dài đã cắt ngắn đến ngang vai. Cơn mưa hôm ấy đã làm dì nó ốm sốt cả tuần nay. Nó nhẹ nhàng tiến lại gần, nắm lấy tay dì. Dì mở mắt ra nhìn nó, thều thào:

- Con đã về đấy à?

- Vâng! Con xin lỗi. Có một tuần mà dì gầy sọp hẳn đi. Mà, sao dì lại cắt tóc? Dì quý nhất mái tóc cơ mà?

- Dì mày bán tóc để lấy tiền cho mày đi thi đấy. Liệu mà học. Mày lớn rồi, tao cũng chả muốn dùng roi đòn nữa đâu – giọng bố nó ồm ồm vang lên.

Trái tim nó như có ai bóp nghẹt. Nó hỏi:

- Dì…dì ơi. Sao dì lại tốt với con như thế?

- Vì…con chính là con của mẹ, cho dù…mẹ không đẻ ra con.

- Mẹ…

Nó ôm lấy mẹ òa khóc nức nở. Cái từ “mẹ” được bật ra, vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Nó đã mong đợi được gọi dì là mẹ từ rất lâu rồi. Cuối cùng thì nó cũng tìm thấy mẹ, tuy không sinh ra nó nhưng vẫn là một người mẹ đúng nghĩa. Nó nhất định sẽ học hành chăm chỉ và thi đỗ đại học. Vì những đồng tiền nó ăn học được đánh đổi bằng cả mái tóc của mẹ nó cơ mà.

Thiên Nga Đen, Hà Nội 11/08/2012